Trong sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay có nhiều vấn đề mang lại kinh tế có tác động và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Một trong những vấn đề đó là việc phát triển và quản trị tài sản vô hình bao gồm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong phân biệt hàng hóa; dịch vụ của các nhà sản xuất trên thị trường; cung cấp thông tin cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Nhãn hiệu chính là biểu tượng cho danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy thẩm định giá nhãn hiệu ngày càng trở nên cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức; cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là tài sản sở hữu trí tuệ một loại đặc biệt của tài sản vô hình; nó thường được luật pháp bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Có rất nhiều dạng nhãn hiệu bao gồm: Nhãn hiệu tập thể ; Nhãn hiệu chứng nhận; Nhãn hiệu liên kết; Nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi và tín nhiệm thì đã đem lại những lợi thế kinh doanh rất lớn cho chủ sở hữu. Những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu nổi tiếng (Famous marks).
2. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
Nhãn hiệu là kết tinh của trí tuệ và vật chất của doanh nghiệp trong một quá trình hoạt động lâu dài. Nhãn hiệu nổi tiếng có các vai trò thu hút thị hiếu người tiêu dùng, là một biểu tượng cho hình ảnh, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, và là một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt. Vì vậy, nó là tài sản có giá trị rất lớn. Theo điểm b, khoản 8, Điều 2 của Nghị định số 06/2001/NĐ-CP quy định: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi”.
Theo Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ, các tiêu chí được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
3. Cách xác định giá trị nhãn hiệu
Khi xác định giá trị nhãn hiệu cần xem xét những yếu tố sau:
- Xác định rõ chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Chúng đã được đăng kí bản quyền hay chưa?
- Xác định rõ lợi nhuận thu được qua việc sử dụng nhãn hiệu đó. Khoản lợi nhuận này bao gồm ca những chi phí tiết kiệm được về tiếp thị, quảng cáo, thời gian, tiền công do sử dụng nhãn mác đem lại.
- Thông tin về việc mua bán những nhãn mác tương tự hoặc có thể so sánh được.
- Các chi phí phải ra để xây dựng, phát triển nhãn hiệu khác tương tự.
- Lượng hóa dòng lợi nhuận vượt trội thu được từ những sản phẩm mang nhãn hiệu so với những sản phẩm cùng loại không mang nhãn hiệu.
- Tuổi đời của nhãn hiệu
- Có tồn tại thị trường cấp giấy phép cho nhãn hiệu hay không. Nếu có cần xác định rõ dòng thu nhập từ nhãn hiệu.
4. Cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá nhãn hiệu
Có ba cách tiếp cận thẩm định giá nhãn hiệu phổ biến được thẩm định viên áp dụng. Trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào mục đích của thẩm định giá thẩm định viên sẽ đưa ra phương pháp thẩm định giá nhãn hiệu phù hợp đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.
4.1. Cách tiếp cận từ thị trường (phương pháp so sánh):
Là cách thức xác định giá trị của nhãn hiệu thẩm định giá thông qua việc so sánh nhãn hiệu thẩm định giá với các nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường. Trong phương pháp so sánh; doanh số của một nhãn hiệu, hoặc một thanh toán bản quyền cho sử dụng một nhãn hiệu của một sản phẩm có thể so sánh được, được sử dụng như một hướng dẫn tới giá trị của hàng hóa đang cần xác định giá trị nhãn hiệu. Phương pháp này gặp nhiều hạn chế khi sử dụng; bởi vì trên thị trường, mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với các thương hiệu khác; nên thực sự có rất ít nhãn hiệu có thể dùng để so sánh được để giúp các thẩm định viên vận dụng phương pháp này.
Trong tường hợp thẩm định giá tài sản là nhãn hiệu áp dụng được phương pháp so sánh; thì các phân tích nghiên cứu thị trường cho giao dịch bán và các giao dịch giấy phép có thể trở nên hữu ích trong việc phân tích kỹ thuật mục tiêu. Bởi vì dựa trên cơ sở cho rằng thị trường là chỉ số đặc biệt tốt nhất cho giá trị của nhãn hiệu.
4.2. Cách tiếp cận từ chi phí (phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo):
Là cách thức xác định giá trị của nhãn hiệu thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một Resort có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu thẩm định giá và hao mòn của nhãn hiệu thẩm định giá. Phương pháp chi phí được tìm ra dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩ là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó.
Trong khi thực hiện phương pháp chi phí; chi phí của từng bước tạo ra tài sản phải được xác định; kể cả lợi nhuận của các bên khai thác; có sử dụng những lý thuyết và kiến thức biết được vào thời điểm thẩm định giá. Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp tất cả những chi phí đã chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông…
4.3. Cách tiếp cận từ thu nhập (Phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp):
Là cách thức xác định nhãn hiệu thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ tài sản về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá). Cách tiếp cận từ thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức là thu nhâp/dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai.
Trong dự kiến thu nhập kinh tế liên quan tới nhãn hiệu, điều quan trọng là xem xét tất cả các tiền phí tổn về vốn có khả năng áp dụng gắn liền với tài sản khác so với nhãn hiệu mục tiêu mà được sử dụng hoặc tận dụng trong việc tạo ra thu nhập gắn liền với nhãn hiệu. Phương pháp thu nhập cố gắng dự đoán dòng lợi nhuận tương lai từ doanh số bán một sản phẩm có nhãn hiệu đã cho và rồi xác định phần nhỏ của dòng lợi nhuận đó mà có khả năng đóng góp đối với nhãn hiệu, rồi nhân với tỉ lệ chiết khấu để tính ra giá trị ròng của nhãn hiệu.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Công ty Thẩm định giá Caliva
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0906.246.800
- Email: hotline.caliva@gmail.com
- Website: caliva.vn/caliva.info