Xác định giá trị Doanh nghiệp

09/04/2021 1771 lượt xem    

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp.

gia-tri-doanh-nghiep

Quá trình này do thẩm định viên về giá tiến hành. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước tính với độ tin cậy cao nhất về khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

1. Giới thiệu chung

Theo tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế 2005: “Doanh nghiệp là một tổ chức thương mại, công nghiệp, dịch vụ hay đầu tư đang đeo đuổi một hoạt động kinh tế”.

Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

2. Đối tượng thẩm định

  • Doanh Nghiệp Nhà Nước
  • Doanh Nghiệp Cổ Phần
  • Doanh Nghiệp Tư Nhân
  • Công ty Liên Doanh
  • Công ty TNHH

3. Mục đích thậm định

  • Cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
  • Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
  • Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
  • Chứng minh năng lực tài chính
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh

4. Phương pháp thẩm định

  • Phương pháp tài sản
  • Phương pháp vốn hóa thu nhập
  • Phương pháp chiết khấu dòng cổ cức
  • Phương pháp dòng tiền chiết khấu
  • Phương pháp so sánh thị trường
  • Phương pháp định lượng lợi thế thương mại

5. Hồ sơ thẩm định

1. Pháp lý tổ chức:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
  • Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc
  • Biên bản góp vốn
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
  • Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….

2. Pháp lý tài sản thẩm định giá:

a. Quyền sử dụng đất:

  • Giấy chứng nhận QSDĐ
  • Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
  • Quyết định giao đất
  • Bản đồ hiện trạng
  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Hợp đồng thuê đất,…

b. Công trình xây dựng:

  • Giấy phép xây dựng
  • Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
  • Hồ sơ quyết toán
  • Bản vẽ hoàn công
  • Hồ sơ dự toán
  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hiện trạng
  • Các hợp đồng thi công
  • Các biên bản nghiệm thu từng phần

c. Dây chuyền máy móc, thiết bị:

  • Hợp đồng kinh tế mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
  • Catalogue….

d. Phương tiện vận chuyển:

Đối với xe:
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
Đối với tàu:
  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
  • Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
  • Giấy chứng nhận cấp tàu
  • Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
  • Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
  • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

e. Tài sản nhập khẩu:

  • Hợp đồng thương mại
  • INVOICE
  • PACKINGLIST
  • Tờ khai hải quan
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy giám định chất lượng
  • Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…

f. Đối với số liệu tài chính:

Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán:
  • Bảng cân đối kế toán 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Các tài liệu liên quan:
  • Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 3 năm. Chi tiết về kế họach sản xuất như sản lượng của từng mặt hàng, chi tiết tất cả các chi phí liên quan để tính ra giá thành từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất (nếu có)
  • Chi tiết các kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cung cấp toàn bộ dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiến độ thực hiện dự án…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể như thế nào, tiến độ thực hiện ra sao…) và các kế hoạch đầu tư khác (nếu có).
  • Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí xây dựng và quảng bá thương hiệu trong thời gian qua (theo từng năm).
  • Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược khuyến mãi) trong thời tới…
  • Các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… liên quan đến sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua.
  • Giấy chứng nhận nhãn hiệu của từng loại sản phẩm (Vd: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao…..).
Các bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các tài khoản và các tài liệu chứng từ đối chiếu số dư các tài khoản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:
  • Tiền mặt: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
  • Tiền gửi ngân hàng: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng (hoặc sổ phụ).
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản phải thu: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Các khoản phải trả: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu số dư.
  • Hàng tồn kho: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong đó phân loại rõ những tài không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý.
  • Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và thư xác nhận số dư của ngân hàng.
  • Chi phí XDCB dở dang: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ.
  • Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn: Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và tài liệu đối chiếu.
  • Tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ, trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
  • Danh mục tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
  • Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giải thích rõ nguyên nhân vì sao không có khả năng thu hồi và các tài liệu chứng minh.
  • Đối với những khoản công nợ không có khả năng chi trả (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng chi trả có nêu rõ nguyên nhân và các tài liệu chứng minh
Bài viết giúp ích cho bạn chứ?

BAN LÃNH ĐẠO

ĐỐI TÁC